Hiện có rất nhiều Web/ App tạo bill chuyển tiền giả tràn lan trên internet. Và đây là một vấn nạn xã hội khá phổ biến hiện nay nhằm mục đích tạo bill chuyển tiền giả để chiếm đoạt tài sản của người khác. Và đã có rất nhiều đối tượng lợi dụng các ứng dụng trái phép này để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Vậy hiện nay, các web tạo bill chuyển tiền giả, Fake bill chuyển tiền là gì? Làm sao để phát hiện đâu là bill thật và đâu là bill giả. Đã có rất nhiều người vì không chú ý nên khi nhận được các hình ảnh về bill chuyển tiền (dù chưa nhận được) đã tin rằng khách hàng đã thao tác. Và cũng đã có rất nhiều người mất đi tài sản, sản phẩm có giá trị cao từ vài trăm đến vài chục triệu. Cùng tincongnghe247.com tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nhé!
App tạo bill chuyển tiền giả là gì?
App tạo bill chuyển tiền giả là ứng dụng cho phép bạn thực hiện các hình ảnh chuyển tiền giống như các hóa đơn chuyển tiền trên ngân hàng. Thông qua ứng dụng bạn có thể tạo hóa đơn của bất kỳ ngân hàng nào và thông tin hình ảnh này rất giống hình ảnh của ngân hàng.
Thông thường sau khi chuyển tiền thì sẽ thường có thao tác gửi hình ảnh hóa đơn xác thực giao dịch để xác nhận. Đã có rất nhiều người lợi dụng tính năng này thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản.
Sử dụng Web/ App tạo bill chuyển tiền giả có vi phạm pháp luật không?
Việc mạo danh, thực hiện hóa đơn giả của các ngân hàng là vi phạm pháp luật. Và nếu sử dụng những hình ảnh bill chuyển tiền giả này để chiếm đoạt tài sản thì bạn sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Các khung hình phạt có thể là:
- Xử phạt hành chính với đối tượng lừa đảo dưới 2 triệu và vi phạm lần đầu.
- Truy cứu trách nhiệm hành sự với trường hợp lừa đảo trên 2 triệu đồng, lừa đảo người khó khăn.
Chính vì vậy tincongnghe247.com khuyên bạn không nên sử dụng các Web/ App fake bill chuyển tiền giả này vì đây là hành vi vi phạm phát luật và ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan, ngân hàng.
» Xem thêm:
Các Web/ App tạo bill chuyển tiền giả phổ biến hiện nay
1. Ứng dụng Receipt Maker
Ứng dụng Receipt Maker cho phép bạn tạo biên lai/ bill ngân hàng chỉ trong vài giây. Ứng dụng này hiện đã có hơn 100 nghìn lượt tải xuống. Ứng dụng này có các hình ảnh vô cùng giống với hóa đơn thật nên cũng đã có rất nhiều người nhận nhầm.
2. Ứng dụng FakeMoney – FakePay&Note Guide
Ứng dụng này cũng cho phép bạn tạo bill, thông tin tài khoản ngân hàng giống như thật. Cũng đã có hơn 500 nghìn lượt tải ứng dụng này.
Cách nhận biết bill chuyển tiền giả
Có thể thấy rằng các bill chuyển tiền giả rất giống với bill thật. Tuy nhiên, vẫn có cách giúp bạn phát hiện tính xác thực của các bill này. Cụ thể đó là:
Bạn kiểm tra hình ảnh chuyển tiền: Cách kiểm tra như sau:
- Phía cuối hình ảnh này thường chứa tên link web hoặc tên app thực hiện. Với những bill chính thức của ngân hàng sẽ không có thông tin này.
- Một số trường hợp các thông tin này sẽ bị người gửi chỉnh sửa cắt đi. Nếu bạn thấy hình ảnh có dấu hiệu bị cắt thì đó chính là bill giả.
Kiểm tra thông tin cộng tiền: Thông thường với hình thức chuyển nhanh bạn sẽ nhận được tiền ngay sau 1 phút – 10 phút. Vậy nên hãy chú ý kiểm tra. Nếu sau thời gian này hoặc tối đa 30 phút mà không nhận được tiền thì đây chính là bill giả.
Trong trường hợp bạn nhận được bill nạp tiền ở ngân hàng thì hãy kiểm tra thông tin điểm giao dịch, dấu mộc đỏ nạp tiền,….
Bài viết vừa thông tin chi tiết đến bạn các thông tin về việc các Web tạo bill chuyển tiền giả lừa đảo hiện nay và cách nhận biết. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn tránh được những rủi ro khi giao dịch, buôn bán!
»Tin tức liên quan:
- Cách nhận acc Free Fire miễn phí đăng nhập bằng google.
- Cách quét mã trúng thưởng Coca Cola.
- Cách hủy YouTube Premium trên điện thoại.
- Tại sao Zalo bị chặn tìm quanh đây.
123